Bằng lái xe đóng vai trò như chiếc “thẻ VIP” giúp bạn tham gia giao thông an toàn và tuân thủ luật pháp. Tuy nhiên, mỗi loại xe sẽ tương ứng với một hạng bằng lái riêng biệt. Ở bài viết này, hãy cùng Autopex tìm hiểu về loại bằng lái xe đầu kéo cần có và những quy định chung khi lấy bằng.

Người lái xe đầu kéo cần bằng gì?

Theo Khoản 4 Điều 59 Chương V của Luật giao thông đường bộ 2008 quy định thứ hạng bằng lái đối với các phương tiện tham gia giao thông như sau:

  • Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg.
  • Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
  • Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
  • Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2.
  • Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.
  • Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D.
  • Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa. Hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

Như vậy, để lái xe đầu kéo bạn cần phải có bằng lái hạng FC

Xe đầu kéo là gì?

Xe đầu kéo là loại xe ô tô được thiết kế chuyên dụng để kéo các loại rơ-mooc chở hàng hóa. Đây còn được coi là “chiến thần xa lộ” bởi loại xe này chủ yếu di chuyển trên những con đường lớn như quốc lộ. Bộ phận của xe bao gồm hai phần chính:

  • Phần đầu kéo: Gồm cabin, động cơ, hệ thống truyền động và các bộ phận điều khiển.
  • Phần rơ-mooc: Là phần được kéo theo, có thể là thùng kín, thùng mui bạt, bồn chở xăng dầu, container…
xe đầu kéo

Xe đầu kéo ( xe container)

Các loại xe đầu kéo phổ biến:

Xe đầu kéo thường được phân loại theo những đặc điểm sau:

  • Theo số cầu: Xe đầu kéo 1 cầu, xe đầu kéo 2 cầu.
  • Theo công suất động cơ: Xe đầu kéo máy nhỏ (dưới 400 mã lực), xe đầu kéo máy lớn (trên 400 mã lực).
  • Theo thương hiệu: Xe đầu kéo Howo, xe đầu kéo Chenglong, xe đầu kéo JAC, xe đầu kéo Dongfeng…
xe đầu kéo 1 cầu

Xe đầu kéo 1 cầu

xe đầu kéo 2 cầu

Xe đầu kéo 2 cầu

Người lái xe đầu kéo cần bằng gì?

Theo Khoản 4 Điều 59 Chương V của Luật giao thông đường bộ 2008 quy định thứ hạng bằng lái đối với các phương tiện tham gia giao thông như sau:

  • Hạng A4 cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg.
  • Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
  • Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. Xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
  • Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2.
  • Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.
  • Hạng E cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D.
  • Giấy phép lái xe hạng FB2, FD, FE cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa. Hạng FC cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc, đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.

Như vậy, để lái xe đầu kéo bạn cần phải có bằng lái hạng FC

Bằng lái xe đầu kéo

Bằng lái xe đầu kéo hạng FC

Theo quy định của nhà nước, điều kiện đối với người tham gia lấy bằng lái xe đầu kéo là:

  • Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
  • Có đủ trình độ văn hóa theo quy định.
  • Đã có bằng lái xe ô tô hạng C trở lên.
  • Hoàn thành khóa đào tạo lái xe đầu kéo theo quy định.

Quy trình lấy bằng lái xe đầu kéo:

Đối với xe đầu kéo, quy trình chính để tham gia lấy bằng gồm 4 bước:

  1. Nộp hồ sơ đăng ký học lái xe đầu kéo.
  2. Tham gia học tập lý thuyết và thực hành lái xe đầu kéo tại trường thi.
  3. Tham gia thi sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe đầu kéo.
  4. Đạt kết quả thi, được cấp bằng lái xe đầu kéo.

Lưu ý:

  • Bằng lái xe hạng FC có thời hạn sử dụng là 5 năm.
  • Người lái xe đầu kéo cần phải đổi bằng lái xe trước khi hết hạn sử dụng.
Nơi thi bằng lái xe đầu kéo

Địa điểm thi bằng lái

Mức xử phạt đối với người không có bằng lái xe đầu kéo:

Theo khoản 11 điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP; quy định tăng mức phạt đối với người điều khiển các loại xe sau đây không có giấy phép lái xe:

  • Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô;
  • Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng; đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, mô tô ba bánh;
  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng; đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP vẫn giữ nguyên mức phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển mô tô và các loại xe tương tự mô tô không mang theo giấy phép lái xe. Mức phạt 200.000 đến 400.000 đồng đối với người điều khiển ô tô; máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không mang theo giấy phép lái xe.

  • Mức phạt đối với người lái xe đầu kéo không có bằng lái xe hạng FC là từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Xử phạt xe đầu kéo

Xe đầu kéo bị xử phạt

Kết luận:

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về bằng lái xe đầu kéo cũng như những quy định chung khi tham gia điều khiển phương tiện này.